Language: Vietnamese and English
May 25, 2017, 6pm
Tickets: ticketbox (150,000vnd including a welcome drink)
Please Scroll for English
Kiến trúc sư Cổ Văn Hậu sinh năm 1934 tại Long An. Ông tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Sài gòn năm 1964.
Ông được biết đến là người rất đam mê về cấu trúc không gian, kỹ thuật hình học và thực hiện mô hình kiến trúc. Ông còn là người thầy của rất nhiều thế hệ Kiến trúc sư (KTS) TP.HCM, với 42 năm kinh nghiệm giảng dạy (từ 1966-2008) và cố vấn cho hơn 4000 kiến trúc sư. Là một kiến trúc sư với rất nhiều tài năng nổi bật, trong đó có các tài năng nghệ thuật như đàn piano, guitar, soạn nhạc và vẽ tranh (trong hơn 2 năm qua). Với niềm tin vào cuộc sống, ông chia sẻ: “Tôi giảng dạy bằng cả trái tim, bất kể sinh viên nào cần đến sự trợ giúp, tôi sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ họ. Đối với tôi, tôi còn sống nghĩa là tôi còn tiếp tục học tập. Bạn làm mọi thứ bằng cả trái tim của bạn, bạn sẽ gặt hái như những gì bạn gieo trồng.”
Niềm đam mê trong công việc, trong kiến trúc và các hoạt động trong Hiệp hội Kiến trúc sư TP.HCM luôn là ưu tiên hàng đầu của ông. Ông chia sẻ thêm: “Kiến trúc của thành phố đã có nhiều sự chuyển đổi như chính sự xuất hiện, những nhu cầu và vật liệu của nó, nhưng được định hướng tập trung bên ngoài hơn. Trong mọi cuộc thảo luận về yếu tố truyền thống và văn hoá Việt nam, đó trở thành một đề tài dễ bị phê bình và bị coi là lạc hậu và mộc mạc. Trên thực tế, với yếu tố Việt nam thuần tuý, vẫn còn tồn tại nhiều đặc điểm riêng biệt – không giống như bạn lạc hậu đội một chiếc nón lá và sống trong một ngôi nhà tranh. Câu hỏi đặt ra là liệu bạn có biết cách áp dụng, kết hợp và đặt các yếu tố này vào đúng ngữ cảnh hay không. Sau đó, chúng ta có thể phát huy vẻ đẹp, sự sang trọng và độc đáo của kiến trúc Việt nam.
Mô hình kiến trúc hiện đại và hấp dẫn, nếu được đặt trong bối cảnh không phù hợp với khía cạnh môi trường, cũng sẽ đem đến một nỗi đau về cái đẹp. Hơn nữa, trong quy hoạch kiến trúc của chúng tôi, từ mô hình nhà riêng đến xây dựng công cộng, chúng tôi có xu hướng cạnh tranh về quy mô. Với niềm xác tín “Toà nhà thứ hai phải cao hơn toà nhà cũ”, chúng tôi có xu hướng xây dựng các toà nhà lớn hơn, hùng vĩ hơn các toà nhà trước đó. Đây là lý do tại sao bộ mặt kiến trúc đô thị ngày nay sụp đổ. Trong quy hoạch, giá trị kinh doanh được ưu tiên hơn giá trị cảnh quan và môi trường sống. Chúng ta cần có sự kết hợp hoài hoà giữa một khe đất, kiến trúc được xây dựng trong đó và không gian xung quanh nó. Nếu sự kết hợp này còn bị đánh giá thấp, chúng tôi vẫn không thể kiến tạo một bộ mặt đẹp cho kiến trúc của thành phố.”
—–
Architect Cổ Văn Hậu was born in 1934 in Long An. He graduated from University of Architecture in Saigon in 1964.
He is known as an aficionado of spatial structure, geometric techniques, and architectural models’ execution. Mr. Cổ is also a teacher to many generations of architects in HCMC, with 42 years of teaching experience (1966 – 2008) and mentoring more than 4000 architects. An architect with many talents, he is also well-versed in piano, guitar, music composition, and painting (in the last two years). He shared his belief: “I teach with my whole heart. Whatever my students need help with, I will do my best to support them. For me, I will continue learning as long as I live. You need to do things with your heart, as you will reap what you sow.”
His passion for his work, for architecture and his activities with the Association of Architects in HCMC is still a top priority for him, He shared: “The city’s architecture has transformed greatly in its appearance, needs, materials, but has adopted a more externally focused orientation. Whenever a Vietnamese or traditional element is discussed, it is an easy subject for criticism and considered backward and rustic. Actually, within that pure Vietnamese element, there exist many distinct features – it is not like you are backward if you wear conical hat and live in a thatched house. The question is whether you know how to apply, combine, and place these elements in the right context. Then, we will able to further develop the beauty, elegance, and uniqueness of Vietnamese architecture. An attractive and modern architectural model, if placed in the wrong context with no regard to environmental aspects, will also turn into a sore point that brings no beauty. Moreover, in our architectural planning, from private homes to public construction, we tend to rival each other in size. Due to the superstition “The latter building must be taller than the former”, we tend to build buildings that are bigger, more grandiose than the ones before them. This is the reason why the face of urban architecture is collapsing. In planning, business values have been prioritized over landscape and living environment … We need to have a harmonious combination between a slot of land, the architecture built within it, and the space surrounding the land. As long as this combination is undervalued, we will still not be able to build a beautiful face for the city’s architecture.”